Các vật dụng nhà bếp gây nguy hiểm cho bé
Trẻ nhỏ hiếu động và nghịch ngợm luôn là mối quan tâm và đau đầu cho các bậc phụ huynh. Để cho các bé vui chơi và phát triển một cách an toàn chúng ta cần phải sát sao và sắp xếp các vật dụng trong nhà một cách hợp lý nhất, đặc biệt là trong khu bếp. Tại bài viết này Trường Cao đẳng nấu ăn Hà Nội – nơi đào tạo chế biến món ăn chuyên nghiệp cho những người đam mê làm bếp biết cách phòng tránh và truyền tải cho người thân của mình cách bảo vệ trẻ nhỏ khỏi những nguy hiểm trong nhà bếp.
Những vật dụng trong nhà bếp gây nguy hiểm cho bé
Các bậc cha mẹ luôn cảm thấy bất an vì bé nhà mình luôn hiếu động và tò mò với những vật dụng nhà bếp mà chưa hề nhận thức được hết những hiểm họa có thể sảy ra. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những vật dụng nhà bếp nguy hiểm dưới đây để có cách sắp xếp đồ đạc giúp bé tránh được những tai nạn không mong muốn nhé:
- Những vật dụng nhà bếp sắc nhọn, dễ vỡ như dao, kéo, nĩa, bát, đĩ, cốc chén thủy tinh, sứ dễ vỡ…
Những vật dụng này rất sắc bén, nếu không cẩn thận có thể gây thương tổn trực tiếp lên người bé. Da của các bé rất mỏng manh cộng với việc các bé chưa biết cách sử dụng, cầm, nắm đồ vật dễ tạo đổ vỡ, tai nạn.
- Bếp gas, bếp điện nhà bếp cho thể rò rỉ gas gây cháy nổ, chập cháy
Bếp gas, bếp điện là vật dụng thiết yếu trong gia đình nhưng nếu chúng ta không chú ý rất có thể gây rò rỉ khí gas. Đa phần khi sử dụng bếp xong phụ huynh quên khóa van gas hoặc không tắt bảng điểu khiển đối với bếp điện, hoặc bếp từ thì sẽ rất nguy hiểm khi các bé vô tình chạm vào bếp.
- Lò nướng, lò vi sóng là vật dụng nhà bếp nguy hiểm
Lò nướng nóng và khả năng cách nhiệt kém có thể khiến cho bé dễ bị bỏng nếu tò mò cho tay vào. Khi có trẻ nhỏ chơi trong khu vực quanh bếp, cần đảm bảo rằng bé không tự ý mở cửa lò.
Lò vi sóng là loại có bức xạ điện khá cao. Loại này được khuyến cáo sử dung đối với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Nếu sử dụng lò vi sóng, nên để trẻ nhỏ đứng cách xa tối thiểu 1m và tháo thiết bị điện sau khi sử dụng xong.
- Máy lọc nước nóng lạnh
Máy lọc nước nóng lạnh ngày càng phổ biến trong các gia đình bởi sự tiện lợi và nhanh gọn của nó. Tuy nhiên, với trẻ nhỏ có thể bị bỏng nếu tự lấy nước. Bởi vậy người lớn cần quan sát bé, khóa van để đảm bảo an toàn cho bé.
- Các ổ cắm điện trong nhà bếp
Khi trẻ nhỏ nhỡ tay chạm vào ổ cắm điện bị hở mạch hoặc cho thẳng tay vào ổ cắm rất dễ bị điện giật. Trường hợp nguy hiểm nhất có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
- Các loại tủ lạnh, tủ cấp đông thực phẩm
Diện tích của tủ lạnh, tủ đông rất lớn so với chiều cao của các bé. Trong lúc bé chơi trốn tìm hay vui đùa thường sẽ chọn tủ là nơi là núp hoặc trốn. Điều đó rất nguy hiểm bởi điện năng sử dụng tủ khá cao rất dễ bị điện giật. Việc các bé tò mò mở cửa tủ dễ gây đổ vỡ những chai lọ chứa trong tủ lên người bé.
- Bàn ghế nhiều góc cạnh cũng là vật dụng cần lưu ý
Trẻ con rất tinh nghịch, trong lúc chạy nhảy việc va vấp rất có thể dễ sảy ra. Phụ huynh cần lưu ý những góc cạnh của bàn hoặc ghế. Nếu bé va phải cạnh bàn có thể bị thương gây xước sát hoặc tụ bầm lên da bé.
- Sử dụng các sản phẩm chứa hóa chất trong nhà bếp
Trong quá trình vệ sinh các vật dụng nhà bếp có lúc chúng ta sẽ sử dụng đến các dung dịch hóa chất chuyên dụng để làm sạch bề mặt thiết bị. Làn da và các cơ quan tên cơ thể của bé rất mẫn cảm nên nếu dùng hóa chất dễ bay hơi có thể làm các bé dễ bị dị ứng đến mắt, da mẩn đỏ, buồn nôn, nhức đầu thậm chí làm mất kháng thể tự nhiên của bé. Về lâu dài hóa chất còn tiềm ẩn những tổn thương nặng đến gan, phổi, thận và hệ thần kinh trung ương.
Chưa tính đến việc nếu việc cất chứa hóa chất không đúng nơi kín đáo thì bé có thể tò mò mà uống phải.
Cách giữ an toàn cho trẻ trong nhà bếp
Để đảm bảo an toàn nhà bếp cho bé, trước tiên cần sắp xếp căn bếp một cách hợp lý nhất. Trẻ nhỏ rất tinh nghịch và hiếu động, luôn thích chay nhảy nên không gian lối đi trong bếp cần gọn gang, sắp xếp đồ đạc một cách khoa học giúp bé đi lại thuận tiện là đã một phần lớn đảm bảo an toàn cho bé.
- Nên cất cẩn thận các vật dụng có tính sắc nhọn như dao, kéo, nĩa, búa, dùi, đồ dùng bằng sứ hoặc thủy tinh dễ vỡ... Tốt nhất những vật dụng này cần có tủ để chứa một cách an toàn. Tủ cần có ngăn khóa hoặc chốt lại. Tủ nên xa tầm với của bé. Đây là điều tưởng chừng ai cũng biết và cẩn trọng, song có lúc nhiều bậc phụ huynh lại hay quên nhất.
- Không để các bé đến gần lo nướng, lò vi sóng bởi các loại lò này thường có một bức xạ điện từ quanh khu vực lò có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Theo dõi sát sao khi lò đang hoạt động, không cho trẻ tự ý mở cửa lò dễ gây bỏng. Chọn lò nướng có đồ cách nhiệt tốt để phòng tránh tai nạn có thể sảy ra.
- Đối với bình uống nước nóng lạnh cần có van khóa bởi trẻ có thể bị bỏng khi lấy nước nóng.
- Các loại thiết bị điện, ổ cắm điện trong gia đình hay trong nhà bếp cần bọc bảo vệ, lưu ý không để các vật dụng bằng kim loại xung quanh trẻ để tránh bị điện giật hoặc tai nạn điện. Các phích cắm, ổ cắm điện cần bọc băng keo. Dây điện không dùng cần cuộn gọn lại rồi cất ở những nơi ngoài tầm với của trẻ em.
- Luôn luôn kiểm tra, đảm bảo rằng bếp gas an toàn:
Lắp đặt bếp gas đúng tiêu chuẩn an toàn. Nên nhờ chuyên viên lắp đặt bếp gas để đảm bảo an toàn. Cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để lắp đặt và chọn vị trí đặt bếp và bình gas phù hợp. Sau khi lắp cần kiểm tra xem khi bật bếp ngọn lửa có đúng không và van gas có kín không. Khi không sử dụng bếp cần kiểm tra kỹ bếp gas trước khi đi ra ngoài.
Đối với dây gas hoặc van gas cần kiểm tra định kỳ. Nên thay mới khi có hiện tượng dây dập gãy và bình hoen gỉ.
Đối với bếp từ, bếp điện cần kiểm tra bảng điều khiển. Không để bé chạm vào các phím điều khiển bếp. Vì như vậy sợ bé chạm vào công tắc nguồn mở điện dễ gây bỏng cho bé. Cần cho bé ra khu vực ăn toàn đặc biệt là khi nấu ăn.
Khi có sự cố như phích cắm lỏng, hở điện hay dây dẫn bị đứt gãy nếu bé không biết vô tình chạm phải rất dễ điện giật. Hãy kích hoạt chức năng khóa bếp dành cho trẻ để đảm bảo an toàn.
- Tủ lạnh là thiết bị khá nguy hiểm cho bé vì khi vui chơi bé hay chọn nơi đây để ẩn núp, vui đùa. Cần lưu ý những điều dưới đây để tránh sự cố đáng tiếc:
+ Sử dụng khóa trẻ em nếu có để đảm bảo tủ luôn đóng an toàn.
+ Không dự trữ những đồ nguy hiểm trong tủ, những thực phẩm quá hạn, độc hại vào tủ.
+ Không để cho bé trèo vào tủ, nghịch ngợm cho đầu vào tủ lạnh.
+ Với những loại tủ đông có dung tích lớn trẻ có thể bò vào trong mà không thoát ta ngoài được. Vì vậy phụ huynh cần cẩn thận đóng kín và khóa cửa tủ.
- Không sử dụng các sản phẩm chứa hóa chất tẩy rửa mạnh. Nếu được gia đình hãy chọn chất tẩy rửa được sản xuất từ thiên nhiên có đặc tính nhẹ. Bởi hóa chất dễ bay hơi trong các sản phẩm đồ gia dụng có thể khiến trẻ bị dị ứng mắt, kích ứng da. Cất giữ an toàn, cách xa tầm với của bé khi không sử dụng
- Sàn nhà bếp phải luôn khô sạch và thông thoáng. Việc sàn nhà đọng nước, dính dầu mỡ hay bụi bặm có thể làm bé dễ vấp ngã, trơn trượt trong khi bé chạy nhảy trong khu bếp.
Bếp là nơi có nhiều trang thiết bị chuyên dụng dành nhà bếp cũng là nơi chứa nhiều nguy cơ tiềm ẩn gây tai nạn, nhất là với trẻ nhỏ trong gia đình. Việc nuôi dưỡng và bảo vệ trẻ lớn lên mạnh khỏe và an toàn là một quá trình quan tâm, chăm sóc sát sao. Qua bài viết này Trường nấu ăn muốn nhắn gửi bạn đọc luôn cẩn thận với thiết bị dùng bếp bởi nếu ta lơ là hoặc bất cẩn thì hậu quả có thể vô cùng nghiêm trọng.
MỌI THÔNG TIN LIÊN HỆ PHÒNG ĐÀO TẠO CAO ĐẲNG NẤU ĂN
Hotline: 0979 499 131 ( Thầy Vũ ) - Tel: (024) 3200 5261
Địa Chỉ: Nhà C, Học Viện Múa, Khu Văn Hoá Nghệ Thuật, Mai Dịch, Cầu giấy, Hà Nội
Website: https://truongcaodangnauan.edu.vn/
ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN: TẠI ĐÂY
Bình Luận Của Bạn:
Nếu bạn có thắc mắc. Điền thông tin theo mẫu bên dưới rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến đóng góp đều được nhà trường đón đợi. Câu hỏi sẽ được giải đáp sớm nhất