Bếp Lạnh Là Gì? Công Việc Bếp Lạnh Làm Những Gì?
Trong thuật ngữ về nhà hàng – khách sạn tồn tại khái niệm về bếp lạnh. Tuy nhiên, đối với các bạn trẻ mới bắt đầu học về chuyên ngành này chưa hẳn đã hiểu rõ về khái niệm bếp lạnh cũng như công việc của nhân viên bếp lạnh là gì. Dưới đây là những thông tin tổng quan về công việc bếp lạnh dành cho các bạn quan tâm.
Bếp lạnh là gì?
Bếp lạnh trong tiếng anh được gọi là Cold Kitchen, là khu vực riêng trong khu bếp nhà hàng để chế biến những món ăn mà không cần lửa. Có thể ví dụ một số món được chế biến trong bếp lạnh như salad, đồ gỏi, thịt nguội, sandwitch… Thông thường bếp lạnh phổ biến ở những nhà hàng Âu hơn là nhà hàng Á chủ yếu do thói quen ăn uống. Nhân viên bếp lạnh thường được gọi là phụ bếp lạnh bởi lý do công việc bếp lạnh thường đơn giản hơn bếp nóng, do đó nhân viên bếp lạnh đảm nhận vị trí phụ bếp. Bên cạnh đó, các tên gọi như nhân viên bếp nguội hay nhân viên bếp salad… cũng để chỉ vị trí của nhân viên bếp lạnh.

Nhân viên bếp lạnh làm gì?
Trong bộ phận bếp lạnh, nếu có quy mô lớn thì sẽ có 3 vị trí với mô tả công việc cơ bản như sau:
Nhân viên bếp lạnh
Thực hiện việc tác nghiệp trong việc sơ chế, chế biến các món đồ nguội, đồ cuốn… theo các thực đơn nhà hàng khi được order. Bên cạnh đó là công tác bảo quản, kiểm tra nguyên liệu và đảm bảo vệ sinh khu vực bếp.
Giám sát bếp lạnh
Nhiệm vụ của nhân viên giám sát bếp lạnh là sắp xếp ca cho nhân viên, giám sát, kiểm tra chất lượng các món nguội trước khi phục vụ thực khách. Thêm vào đó là trách nhiệm về quản lý số sách, nguyên liệu, đào tạo nhân viên…
Tổ trưởng bếp lạnh
Công việc của tổ trưởng bếp lạnh là điều phối hoạt động của cả bộ phận sao cho hiệu quả nhất. Tổ trưởng có thể trực tiếp chế biến các món có độ khó và yêu cầu kỹ thuật cao.
Đây chỉ là mô tả công việc ngắn gọn dành cho để các bạn nắm được vai trò cơ bản của các vị trí trong bộ phận bếp nguội. Tuy nhiên, tùy thuộc vào quy mô của nhà hàng, khách sạn mà bố trí nhân lực của khu vực bếp nguội cũng khác nhau. Đối với nhà hàng, khách sạn lớn thì bộ phận bếp nguội sẽ có đầy đủ biên chế với các vị trí nhân sự như trên với nhiều nhân viên. Đối với các cơ sở kinh doanh ẩm thực vừa và nhỏ thì có thể chỉ có 1-2 nhân viên đảm nhận vị trí bếp nguội hoặc không có vị trí bếp nguội chuyên trách. Mỗi khi có order món nguội sẽ có một đầu bếp nào đó được phân công thực hiện order này.

Mức lương nhân viên bếp lạnh
Theo khảo sát chung trên thị trường thì mức lương trung bình của các vị trí bếp lạnh như sau:
Nhân viên bếp lạnh: 5 – 6 triệu đồng/tháng
Giám sát bếp lạnh: lương 7 – 10 triệu đồng/tháng
Tổ trưởng bếp lạnh: lương 10 – 15 triệu đồng/tháng
Tùy vào quy mô và chế độ của mỗi doanh nghiệp mà thu nhập của các vị trí như trên cũng có sự thay đổi. Nhiều nhà hàng có chính sách chia service charge cho nhân viên thì ngoài phần lương cơ bản thì thu nhập của nhân viên cũng được cộng thêm các phí phục vụ theo tuần hoặc tháng.
Kỹ năng cần có của nhân viên bếp lạnh
Có sức khỏe tốt, chịu được áp lực công việc
Có sức khỏe tốt là điều mà tất cả nhân viên nhà bếp cần có. Nhìn chung tại các nhà hàng, khách sạn lớn thì bộ phận bếp lạnh có vai trò rất quan trọng. Các món salad, thịt nguội… được sử dụng rất phổ biến và gần như không thể thiếu trong nhiều bữa ăn tại các nhà hàng Âu. Do vậy, nhân viên bếp lạnh cần có thao tác nhanh chóng, chính xác cùng với thẩm mỹ để cho ra những món ăn bắt mắt, đảm bảo hương vị tiêu chuẩn của món ăn.
Nhiều kinh nghiệm về món salad
Đối với văn hóa Âu nói chung thì salad là món ăn hàng ngày trong mỗi bữa ăn của họ. Do đó, bạn dễ dàng thấy trong các nhà hàng Âu (Pháp, Ý) hay các khách sạn lớn 4-5 sao thì luôn cần đến những nhân viên có kinh nghiệm chế biến salad. Về cơ bản, salad là các loại rau sống trộn lại (dĩ nhiên không phải rau sống của Việt Nam) với các loại gia vị để kích thích vị giác. Do vậy, nhân viên giàu kinh nghiệm trong chế biến salad thường được các nhà tuyển dụng quan tâm.
Khả năng phối hợp trong làm việc nhóm
Các món ăn nguội thường sử dụng để làm khai vị đầu mỗi bữa ăn. Do vậy, chất lượng của khai vị sẽ quyết định rất lớn đến cảm nhận của thực khách trong suốt quá trình dùng bữa tại nhà hàng. Do vậy, nhân viên bếp lạnh cần có khả năng phối hợp tốt với nhân viên trong cùng bộ phận và bộ phận khác để đưa món khai vị lên nhanh chóng, đảm bảo hương vị cho món ăn tốt nhất.

Học nhân viên bếp lạnh ở đâu?
Hiện nay có rất nhiều trường, trung tâm đào tạo vị trí đầu bếp, do đó bạn cần tìm hiểu kỹ về cơ sở đào tạo uy tín để theo học. Đối với các bạn trẻ thì phương án tốt nhất là đăng ký xét tuyển vào các trường trung cấp, cao đẳng ngành nấu ăn để đào tạo bải bản từ đầu, cả kiến thức về bếp nóng lẫn bếp lạnh để có nhiều cơ hội việc làm sau này.
Bên cạnh đó, nếu bạn thực sự có đam mê và đã tìm hiểu về kỹ thuật bếp lạnh có thể thử ứng tuyển vào vị trí phụ bếp lạnh để học hỏi, tìm hiểu và phát triển nghề nghiệp. Tuy nhiên, việc ứng tuyển thẳng khi chưa có nhiều kinh nghiệm sẽ khó thành công và mất thời gian để tích lũy kinh nghiệm và kiến thức cơ bản.
Trên đây là những thông tin về vị trí bếp lạnh trong nhà hàng, khách sạn, hy vọng đã giúp cho bạn hiểu về bếp lạnh là gì và nhân viên bếp lạnh làm những công việc gì. Nếu thực sự đam mê với bếp lạnh, hãy bắt đầu tìm hiểu và học hỏi ngay hôm nay nhé.
MỌI THÔNG TIN LIÊN HỆ PHÒNG ĐÀO TẠO CAO ĐẲNG NẤU ĂN
Hotline: 0979 499 131 ( Thầy Vũ ) - Tel: (024) 3200 5261
Địa Chỉ: Nhà C, Học Viện Múa, Khu Văn Hoá Nghệ Thuật, Mai Dịch, Cầu giấy, Hà Nội
Website: https://truongcaodangnauan.edu.vn/
ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN: TẠI ĐÂY
Bình Luận Của Bạn:
Nếu bạn có thắc mắc. Điền thông tin theo mẫu bên dưới rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến đóng góp đều được nhà trường đón đợi. Câu hỏi sẽ được giải đáp sớm nhất