Con Đường Và Tố Chất Để Trở Thành Đầu Bếp Chuyên Nghiệp

Hiện nay, kinh tế phát triển, nhu cầu của con người ngày càng gia tăng. Đặc biệt là nhu cầu về ăn uống và thưởng thức đồ ăn. Điều này tạo ra cơ hội phát triển rất lớn cho ngành kỹ thuật chế biến món ăn cũng như thu hút và hấp dẫn các bạn trẻ. Hãy cùng tìm hiểu lộ trình và tố chất cần có để trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp nhé!

Đầu bếp chuyên nghiệp là gì?

Để tiếp xúc với nghề nấu ăn, bạn cần phân biệt được hai thuật ngữ sau:

Người nấu ăn

Với thuật ngữ người nấu ăn, bạn có thể hiểu đơn giản là những người biết nấu ăn. Họ có thể là những người nội trợ, nấu ăn tại nhà hay những người tự học, tự bắt đầu hành trình theo đuổi ẩm thực bằng việc đảm nhận các công việc cơ bản tại các bộ phận bếp của nhà hàng, khách sạn. Mặt khác, người nấu ăn chính là những người phụ trách đứng bếp nhưng họ chưa trải qua quá trình đào tạo bài bản.

Đầu bếp chuyên nghiệp

Khác biệt so với người nấu ăn, Đầu bếp chuyên nghiệp là thuật ngữ được đùng để chỉ những người đã trải qua quá trình học nấu ăn chuyên nghiệp. Họ đã nhận được bằng cấp, chứng chỉ nấu ăn và sự công nhận từ các đầu bếp kỳ cựu, nổi tiếng trong ngành. Thông thường, những đầu bếp chuyên nghiệp sẽ được đánh giá cao hơn người nấu ăn.

Mô tả công việc của đầu bếp chuyên nghiệp

Đầu bếp chuyên nghiệp tại các khách sạn, nhà hàng thường có trọng trách riêng biệt tùy theo vị trí đảm nhận. Ví dụ, với vị trí Bếp trưởng Điều hành thì bạn sẽ là người chịu trách nhiệm lớn nhất về các quy trình chế biến, đảm bảo chất lượng thành phẩm, đề ra các quy trình vận hành bộ phận bếp hay đưa ra thực đơn thức ăn, đưa ra món ăn mới… Bên dưới là các vị trí bếp trưởng, bếp phó, tổ trưởng các bộ phận bếp riêng, đầu bếp hay phụ bếp.

Công việc của một đầu bếp chuyên nghiệp

 

Sau khi nghiên cứu và tổng hợp thông tin, Trường Cao đẳng nấu ăn Hà Nội xin được tổng quát các công việc cần làm của một đầu bếp chuyên nghiệp với 4 mục chính như sau:

Kiểm tra, chuẩn bị nguyên vật liệu và xử lý các loại thực phẩm tồn đọng

  • Trước mỗi ca làm việc, người đầu bếp chuyên nghiệp cho nhiệm vụ kiểm tra chất lượng, số lượng của nguyên vật liệu đầu vào cũng như các loại thực phẩm tồn đọng từ ca trước. Họ phải đề ra cách xử lý phù hợp đồng thời kiểm soát kế hoạch nhập hàng để hạn chế tình trạng lãng phí.
  • Với hàng hóa mới được nhập, họ phải phối hợp với các vị trí bếp trưởng hay bếp phó để kiểm tra chất lượng, số lượng chúng.
  • Chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu, đồ dùng, dụng cụ chế biết thức ăn theo menu phục vụ.
  • Kiểm soát các món ăn tạm ngưng cũng như các món đặc biệt phục vụ trong ngày.

Chế biến thức ăn theo menu hay theo yêu cầu của thực khách

  • Phân công công việc cụ thể cho các nhân viên phụ bếp (nếu cần).
  • Sơ chế và chế biết các món ăn theo menu hay order của khách hàng. Các thành phẩm đưa tới tay thực khách phải được đảm bảo định lượng quy định và đạt vệ sinh ăn toàn thực phẩm.
  • Trang trí, trình bày các món ăn đẹp mắt theo tiêu chuẩn nhà hàng, khách sạn đề ra.
  • Ứng phó linh hoạt, kịp thời với các trường hợp thành phẩm không đạt chuẩn cũng như các sự cố có thể xảy ra.

Quản lý, điều hành các vị trí khác trong bộ phận bếp

  • Các vị trí bếp trưởng, bếp phó có trách nhiệm phân chia công việc, giám sát và điều hành các nhân viên cấp dưới.
  • Dạy nấu ăn, đào tạo nghiệp vụ cho các nhân viên phụ bếp cũng như các nhân viên mới.
  • Kiểm soát vấn đề vệ sinh chung cũng như vấn đề bảo quản trang, thiết bị trong khu vực bếp.
  • Thường xuyên kiểm tra trạng thái đồ dụng, dụng cụ chế biến trong bếp. Đồng thời có biện pháp xử lý kịp thời với các trang thiết bị không đạt chuẩn.
  • Tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại, phàn nàn của thực khách và xử lý các sự cố diễn ra trong khu vực bếp.

Các công việc cần thực hiện trước khi ra về

  • Trước khi kết thúc ca làm, đầu bếp chuyên nghiệp phải là người bàn giao công việc, bảo quản hoặc phân công bảo quản đối với các thực phẩm còn dư.
  • Tổng hợp danh sách tất cả các order đã được hoàn thành và chuyển chúng tới thu ngân hay người có trách nhiệm.
  • Cùng các nhân viên khác vệ sinh sạch sẽ khu vực bếp.
  • Trước khi ra về, phải đảm bảo rằng hệ thống ga, đèn, quạt… đã được tắt. Đồng thời, xem xét tủ bảo quản đã đạt chuẩn hay chưa.
  • Để tìm hiểu chi tiết hơn, bạn có thể tham khảo bài viết: Quy trình làm việc của bộ phận bếp.

Con đường phát triển và những tố chất cần có để trở thành đầu bếp chuyên nghiệp

Nuôi Dưỡng Đam Mê

Nghề đầu bếp cũng như bao nghề khác, đều có những thuận lợi và khó khăn, vất vả riêng. Để không bỏ cuộc trên con đường chinh phục ngành kỹ thuật chế biến món ăn chuyên nghiệp, bạn hãy tự nuôi dưỡng đam mê, quyết tâm của mình từ một vị trí phụ bếp trong nhà hàng, khách sạn bất kỳ. Đây sẽ là bước đệm tạo dựng nền móng kỹ thuật, giúp bạn làm quen với môi trường áp lực của gian bếp đồng thời giúp bạn có được trải nghiệm thực tế để hiểu rõ công việc mình đang làm, định hướng rõ ràng con đường tương lai.

Đầu bếp chuyên nghiệp luôn cần nuôi dưỡng đam 

 

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tự luyện tập ở nhà. Bắt đầu từ các món ăn đơn giản, từng bước từng bước tiến lên các công thức nấu ăn phức tạp hơn. Chăm chỉ nghiên cứu các bài viết, tạp chí hay sách chuyên về ẩm thực để tích lũy kiến thức, mở rộng vốn hiểu biết.

Tham dự các khóa đào tạo chuyên nghiệp về đấu bếp

Để trở thành một người đầu bếp chuyên nghiệp, bạn nên đăng ký học tập tại các trường dạy nghề nấu ăn để nhận được sự đào tạo bài bản từ các đầu bếp kỳ cựu trong ngành. Họ sẽ giúp bạn trang bị các kỹ thuật nấu nướng, phương pháp chế biến đúng chuẩn, các bí quyết để nêm nếm hay kỹ năng quản lý, điều hành gian bếp… Kiến thức, kinh nghiệm của các giảng viên sẽ giúp bạn bỏ qua rất nhiều khó khăn cũng như tránh một số thất bại có thể có trên chặng đường theo đuổi đam mê nấu ăn.

Đặc biệt, các nhà hàng, khách sạn hay các đơn vị tuyển dụng khác đều sẽ có những ưu tiên nhất định cho những bạn có bằng cấp, chứng chỉ đó. Hãy trang bị cho bản thân một tấm bằng cao đẳng, bằng trung cấp nấu ăn để vững bước hơn trên chặng đường này nhé.

Không ngừng học hỏi, bổ sung kiến thức

Nhu cầu của con người luôn luôn biến đổi. Là người đem đến sự hài lòng cho các thực khách, một đầu bếp chuyên nghiệp phải không ngừng học hỏi, đón đầu các xu hướng, trào lưu ăn uống mới cũng như sáng tạo các món ăn mới, thực đơn mới…

Đầu bếp chuyên nghiệp luôn cần học hỏi và bổ sung kiến thức

 

Hãy lắng nghe lời nhận xét trực tiếp từ các khách hàng, dù tốt dù xấu, chúng đều cung cấp cái nhìn mới, giúp bạn nhận ra thế mạnh, điểm yếu của mình để có biện pháp nâng cao tay nghề, phát triển bản thân.

Đầu bếp chuyên nghiệp ngày càng là một công việc hấp dẫn các bạn trẻ Việt Nam. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đọc đã hiểu thêm phần nào về bản chất ngành nghề này cũng như có những định hướng tương lai cho bản thân mình.

MỌI THÔNG TIN LIÊN HỆ PHÒNG ĐÀO TẠO CAO ĐẲNG NẤU ĂN

Hotline:  0979 499 131 ( Thầy Vũ )   -   Tel: (024) 3200 5261

Địa Chỉ: Nhà C, Học Viện Múa, Khu Văn Hoá Nghệ Thuật, Mai Dịch, Cầu giấy, Hà Nội

Website: https://truongcaodangnauan.edu.vn/

ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN: TẠI ĐÂY

 

BẠN THÍCH BÀY VIẾT NÀY ?

Bình Luận Của Bạn:

Nếu bạn có thắc mắc. Điền thông tin theo mẫu bên dưới rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến đóng góp đều được nhà trường đón đợi. Câu hỏi sẽ được giải đáp sớm nhất

Giáo Viên Phụ trách