Bếp Nóng Là Gì? Công Việc Nhân viên Bếp Nóng
Trong hoạt động của các nhà hàng, cơ sở kinh doanh ẩm thực thì bộ phận bếp nóng đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Vậy bếp nóng là gì? Người đầu bếp nóng làm những công việc gì? Tất cả thông tin sẽ có trong bài viết dưới đây.
Bếp nóng là gì?
Bếp nóng theo tiếng anh gọi là hot kitchen là khu vực dùng để chế biến món ăn cần dùng đến lửa. Bếp nóng thường được sắp xếp ở khu vực trung tâm, chiếm diện tích lớn trong gian bếp tại nhà hàng, khách sạn. Thuật ngữ “bếp nóng” ra đời song song với “bếp lạnh” nhằm mục đích phân biệt giữa 2 khu vực bếp và các món mỗi khu phục vụ. Khu bếp lạnh chế biến các món không cần qua bửa như salad, thịt nguội, gỏi, đồ cuốn… còn bếp nóng thực hiện các món rán, chiên, xào, nấu…

Nhân viên bếp nóng làm gì?
Đối với bộ phận bếp nóng thì cơ cấu tổ chức sẽ có 4 vị trí với mô tả công việc cơ bản như sau:
Phụ bếp bếp nóng: Phụ bếp là vị trí dành cho các thực tập hoặc người mới bắt đầu công việc bếp nóng. Công việc chính của phụ bếp là sơ chế, chuẩn bị đầy đủ gia vị, dụng cụ…, chế biến một số món cơ bản theo yêu cầu của bếp chính.
Bếp chính bếp nóng: Bếp chính là vị trí quan trọng, là người đảm trách chính việc chế biến các món ăn được order.
Bếp phó bếp nóng: Thường đối với các nhà hàng, khách sạn lớn thì sẽ có vị trí bếp phó hay tổ phó bếp nóng. Bếp phó là cánh tay phải đắc lực của bếp trưởng, hỗ trợ trong quá trình giám sát, phân công, chế biến các món ăn đòi hỏi trình độ chuyên môn cao.
Bếp trưởng bếp nóng: Tương tự như tổ phó bếp nóng, tổ trưởng bếp nóng là vị trí thường xuất hiện trong nhà hàng, khách sạn lớn với cơ cấu tổ chức nhiều nhân viên. Nhiều trường hợp vị trí được gộp chung với vị trí bếp trưởng điều hành. Tổ trưởng bếp nóng là người có khả năng chuyên môn và trách nhiệm cao nhất trong bộ phận bếp nóng.
Đây là các vị trí công việc cơ bản trong bộ phận bếp nóng, tuy nhiên tùy vào quy mô mỗi nhà hàng, khách sạn thì việc tổ chức biên chế cũng có sự khác biệt. Với các cơ sở lớn thì sẽ có đầy đủ cả 4 vị trí công việc bếp nóng như trên cùng với nhiều nhân viên. Đối với các cơ sở vừa và nhỏ thì có thể cắt giảm vị trí tổ phó hoặc tổ trưởng bếp nóng. Các mô hình quy mô nhỏ có thể có 1-2 bếp chính có khả năng chế biến được nhiều món ăn và các phụ bếp hoạt động dưới sự phân công của các bếp chính.

Kỹ năng cần có của bếp chính bếp nóng
Bếp nóng được coi là bộ phận quan trọng nhất, chế biến các món ăn chính trong bữa ăn của khách hàng. Do đó người đầu bếp chính bếp nóng cần có nhiều kỹ năng, nghiệp vụ để đảm nhiệm tốt vị trí được giao. Dưới đây là một số kỹ năng và yêu cầu cơ bản của bếp chính bếp nóng:
- Có sức khỏe tốt, chịu được áp lực công việc khi làm ca kíp, ca gãy, ngoài giờ hành chính.
- Kỹ năng tẩm ướp, bảo quản, chế biến, trang trí các món ăn theo menu của nhà hàng, đảm bảo món ăn thơm ngon, đúng vị.
- Biết cách pha chế nước sốt, nước chấm kèm theo mỗi món ăn.
- Có kỹ năng quản lý, kiểm kê số lượng và chất lượng nguyên liệu; giám sát, phân công hoạt động cho nhân viên phụ bếp cấp dưới hiệu quả.
- Kỹ năng vận hành, bố trí các thiết bị, dụng cụ nhà bếp hợp lý đảm bảo tuổi thọ của các thiết bị và quá trình làm việc hợp lý nhất.
Mức lương bộ phận bếp nóng
Trên thị trường hiện nay, mức lương trung bình của các vị trí bộ phận bếp nóng như sau:
- Phụ bếp bếp nóng: 5-6 triệu đồng/tháng.
- Bếp chính bếp nóng: 8-12 triệu đồng/ tháng.
- Tổ phó bếp nóng: 10-15 triệu đồng/ tháng.
- Tổ trưởng bếp nóng: 15-25 triệu đồng/ tháng.
Đây là mức lương trung bình được thống kê trong ngành, thực tế mỗi nhà hàng, khách sạn cũng có những điểm khác biệt. Thâm niên và kinh nghiệm cũng là những yếu tố tác động đến thu nhập của các vị trị bếp nóng. Bên cạnh đó, nhiều nơi có chế độ chia service charge cho nhân viên bếp nên ngoài lương cơ bản, bạn có thể có thêm thu nhập từ phí dịch vụ này.

Học chuyên đề bếp nóng ở đâu?
Để đào tạo một đầu bếp nóng chuyên nghiệp cần rất nhiều thời gian và công sức, do đó rất cần ở người học một định hướng nghề nghiệp rõ ràng. Nhìn chung lộ trình học bếp nóng đối với một người như sau:
Đào tạo chính quy tại các trường dạy nấu ăn
Để nắm được những kiến thức cơ bản cả về lý thuyết lẫn thực hành thì người học cần được đào tạo hệ trung cấp hoặc cao đẳng tại các trường chính quy về nấu ăn. Thời gian học khoảng 1,5-2 năm để tốt nghiệp và được cấp bằng chính quy.
Làm việc tại nhà hàng, khách sạn
Sau khi tốt nghiệp, đa số các bạn cần trải qua công việc phụ bếp tại các nhà hàng, khách sạn quán ăn để học hỏi kinh nghiệm thực tế. Quá trình nhanh hay chậm phụ thuộc vào khả năng của các bạn và độ chuyên nghiệp của mô hình ẩm thực nơi các bạn đang làm việc. Nếu làm tốt trong khoảng 1-2 năm bạn có thể trở thành đầu bếp chính với tay nghề tương đối tốt.
Tham gia các khóa chuyên đề bếp nóng
Sau khi có những kiến thức và kinh nghiệm nhất định của đầu bếp nóng, lúc này có thể bạn cần đến những khóa học cao cấp hơn để nâng cao kỹ năng. Các khóa chuyên đề bếp nóng, nghiệp vụ bếp trưởng… là những khóa học mà bạn nên quan tâm. Bạn có thể tính toán để chuyển công việc đến các môi trường chuyên nghiệp hơn và có cơ hội học hỏi và thăng tiến hơn.
Trên đây là những thông tin liên quan đến bộ phận bếp nóng trong nhà hàng, khách sạn. Bếp nóng là bộ phận quan trọng hàng đầu, đóng vai trò quyết định đến chất lượng bữa ăn của thực khách. Do vậy, để trở thành một đầu bếp bếp nóng, bạn sẽ cần học hỏi rất nhiều và thực sự có niềm đam mê với công việc. Chúc các bạn thành công!
MỌI THÔNG TIN LIÊN HỆ PHÒNG ĐÀO TẠO CAO ĐẲNG NẤU ĂN
Hotline: 0979 499 131 ( Thầy Vũ ) - Tel: (024) 3200 5261
Địa Chỉ: Nhà C, Học Viện Múa, Khu Văn Hoá Nghệ Thuật, Mai Dịch, Cầu giấy, Hà Nội
Website: https://truongcaodangnauan.edu.vn/
ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN: TẠI ĐÂY
Bình Luận Của Bạn:
Nếu bạn có thắc mắc. Điền thông tin theo mẫu bên dưới rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến đóng góp đều được nhà trường đón đợi. Câu hỏi sẽ được giải đáp sớm nhất